Bê tông bọt nhẹ và ứng dụng trong xây dựng

Bê tông xốp hay còn gọi là bê tông nhẹ là như thế nào? Bê tông bọt nhẹ có những ưu điểm nào với bê tông truyền thống. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bê tông bọt nhẹ là như thế nào?

Trong những năm gần đây việc áp dụng các vật liệu mới. Thay thế các vật liệu thông dụng làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường. Rút ngắn thời gian xây dựng và giảm giá thành công trình. Một trong những vật liệu đó là bê tông bọt nhẹ hay còn gọi là bê tông siêu nhẹ. Bê tông này được tạo ra từ xi măng, cát và chất phụ gia tạo bọt. Bê tông bọt nhẹ được ứng dụng trong những công trình lớn. Từ công trình cao tầng cho đến nhà ở dân dụng.

 

Thành phần của bê tông bọt nhẹ

Bê tông bọt nhẹ hay bê tông xốp là loại bê tông nhẹ. Có thành phần xi măng Porlan là gốc và vô số các hạt kín nhỏ phân bố đều trong bê tông. Loại bê tông này có được do quá trình cứng rắn hay hoá hợp thủy nhiệt của hỗn hợp xi măng. Của chất kết dính hỗn hợp hay chất kết dính vôi – cát được trộn với nước và tạo rỗng, cùng với các loại vi cốt liệu phân tán khác nhau. Khi gia công nhiệt ẩm các cốt liệu này tác dụng tương hỗ tích cực với vôi và các sản phẩm thủy hóa của xi măng. Nhờ kỹ thuật điều chỉnh chính xác lượng bọt khí tạo ra từ một loại dung dịch đặc biệt do tác động cơ học ta có được tỷ trọng bê tông từ 250kg đến 1920 Kg/m3.

Bê tông bọt nhẹ bao gồm các cốt liệu mịn và thô, trọng lượng bình thường hoặc nhẹ. Đây là loại bê tông khác với các bê tông có cốt liệu truyền thống. Nguyên nhân bởi phương pháp sản xuất và sự đa dạng trong ứng dụng. Bê tông bọt nhẹ này có thể đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn như bê tông thông thường.

Trong bê tông bọt nhẹ có các bọt khí nhỏ li ti. Được phân bố đồng đều và không nối liền với nhau. Tạo ra một loại bê tông tươi rất dễ sử dụng và có thể dùng bơm bê tông để bơm lên các công trình cao tầng được.

Bê tông bọt nhẹ này có tính kinh tế cao. Nguyên do sử dụng bọt khí để thay thế các cốt liệu bê tông nhẹ khác (như xỉ, đá xốp, xơ dừa…).

Phân loại bê tông bọt nhẹ

Để phân loại bê tông bọt nhẹ chúng ta dựa vào lượng bọt khí trộn vào hỗn hợp bê tông. Điều này sẽ quyết định tỷ trọng, cường độ, độ dẫn nhiệt và giá thành của sản phẩm. Chính vì vậy chúng ta có thể thay đổi lượng bọt đưa vào hỗn hợp để tạo ra sản phẩm chất lượng bê tông theo yêu cầu.

Nhờ sự đa dạng về chủng loại xi măng, cũng như cát và các cốt liệu khác làm tăng khả năng thiết kế các loại bê tông bọt nhẹ ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực.

Loại bê tông bọt nhẹ dùng dung dịch bọt Mearl crete được sử dụng trong việc sản xuất sàn chống cháy và cách âm, tạo mặt phẳng và các sản phẩm bê tông đúc sẵn. Tỷ trọng bê tông trong các ứng dụng này khoảng từ 400 Kg/m3 – 1600 Kg/m3.

Bê tông bọt nhẹ dùng dung dịch bọt Geocell được sử dụng trong địa kỹ thuật như lớp bảo vệ đường ống ngầm. Lớp giảm tải cho đường dẫn lên cầu, thay thế cho các lớp đất không ổn định. Lớp lấp cho các kết cấu ngầm giảm chấn động. Bê tông này có tỷ trọng thường từ 320 Kg/m3 – 960 Kg/m3. Bê tông bọt nhẹ có  2 loại: – Bê tông bọt nhẹ tỷ trọng thấp: tỷ trọng từ 256 Kg/m3 – 610 Kg/m3;

Bê tông nhẹ Tiến Đức được cấu tạo từ xi măng và bọt khí, phụ gia chống thấm, sợi gia cường bê tông , thu được sản phẩm bê tông xốp nhẹ trọng lượng từ 300kg đến 700kg sử dụng cho các hạng mục chống nóng, chống thấm, cách âm tường , sàn, mái sân thượng. Chất lượng ổn định, hiệu quả cao và kinh tế.

– Bê tông bọt nhẹ chịu lực: tỷ trọng từ 1360 Kg/m3 – 1920 Kg/m3.

Công nghệ trộn tạo ra bê tông bọt nhẹ

 

– Quá trình tạo bọt

Để tạo ra được bê tông bọt nhẹ, người ta dùng máy tạo bọt. Máy này sẽ tạo ra một lượng bọt đã được xác định. Bọt này sẽ được bơm vào trong máy trộn để trộn với hỗn hợp xi măng và nước.

 

– Phương pháp trộn bê tông bọt nhẹ

Phương pháp trộn theo mẻ: Một bình chứa có chứa dung dịch phụ gia và nước trộn với nhau. Sau đó dung dịch này được xả ra do áp suất của bình hoặc bằng bơm cơ khí qua một đầu và tạo bọt. Tại đây hỗn hợp này được trộn với khí nén theo một tỷ lệ cố định.

Phương pháp trộn liên tục: Máy trộn liên tục lấy dung dịch đậm đặc trực tiếp từ thùng chứa. Tự động trộn với nước và khí nén theo một tỷ lệ cố định. Tạo ra các bọt khí nhỏ bền vững.

Cả hai hệ thống đều sử dụng một cột xả hoặc đầu xả tinh chế để quyết định chất lượng bọt và công suất bơm ra.

– Quá trình trộn bê tông bọt nhẹ

Trước khi thành vữa bê tông tươi. Một lượng bọt được xác định trước sẽ được bơm vào máy trộn và được trộn đều với vữa bê tông tươi. Sản phẩm tạo ra là bê tông bọt nhẹ.

Sử dụng máy trộn bê tông bọt nhẹ liên tục: Vữa bê tông và bọt được làm ra đồng thời. Được trộn cùng nhau một cách tự động tới một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này có thể thay đổi để tạo ra sản phẩm bê tông với tỷ trọng theo yêu cầu.

 

Phạm vi áp dụng

–  Đổ lấp hố sàn âm, lấp dầm xà nổi

– Chống nóng ,chống thấm tường , sàn, mái nhà

– Nâng sàn tàu, hầm chứa,…

– Vách ngăn phòng hát karaoke, xưởng thi công công nghiệp cần giảm độ ồn

– Sử dụng trong các công trình cần kết cấu nhẹ, giảm trọng tải

– Thích hợp khi xây công trình trên nền đất yếu, khi cải tạo, cải mới, nâng tầng…

 

Những ưu điểm của bê tông bọt nhẹ

– Trọng lượng nhẹ

Bê tông bọt nhẹ có tỷ trọng nhỏ hơn gấp nhiều lần so với bê tông thường. Bê tông này thường có tỷ trọng là 250 – 900 kg/m3. Trong khi đó của bê tông thường là từ 2.300 – 2.500 kg/m2. Do đó bê tông bọt nhẹ cho phép giảm tải trọng lên phần khung và móng nhà.

– Khả năng cách nhiệt và chống nóng tốt

So sánh với gạch sét nung truyền thống và bê tông thông thường. Bê tông bọt nhẹ có khả năng cách nhiệt và chống nóng rất hiệu quả. Nhờ đó, công trình nhà ở sử dụng bê tông bọt nhẹ sẽ giảm lượng nhiệt trong công trình. Từ đó giảm đáng kể chi phí cho điều hòa nhiệt độ.

– Tiết kiệm chi phí vật liệu và thời gian xây dựng

Đổ sàn bằng bê tông bọt nhẹ chủ yếu bằng máy do đó giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc của công nhân lên khoảng 150%. Từ đó rút ngắn tiến độ thi công toàn bộ công trình. Giúp đưa công trình nhanh chóng đi vào sử dụng.

Nhờ sử dụng bọt khí để thay thế các cốt liệu bê tông nhẹ khác, bê tông bọt nhẹ có mức giá thành thấp hơn đáng kể. Với nhà phố dưới 100m2 sử dụng giải pháp nhà thép lắp ghép kết hợp vật liệu bê tông bọt nhẹ. Có thể giúp bạn tiết kiệm từ 40 – 50% chi phí xây dựng phần thô so với giải pháp xây dựng truyền thống.

– Bê tông bọt nhẹ có khả năng cách âm tốt

Bê tông xốp có khả năng cách âm rất tốt, được xem là giải pháp tối ưu trong các công trình xây dựng có yêu cầu cao về cách âm hoặc chống ồn như: bệnh viện, trường học, khách sạn… Đây cũng là lợi thế của loại vật liệu này khi sử dụng trong các công trình nhà ở ở các thành phố có mật độ dân cư đông đúc, thường xảy ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.

– Bê tông bọt nhẹ có khả năng chống thấm tốt

Với công nghệ được học hỏi chuyển giao từ các nước phát triển, bê tông nhẹ Tiến Đức đưa ra thị trường sản phẩm độc quyền bê tông xốp chống thấm. , có chất lượng cao, hiệu quả về chống thấm ngăn nước thẩm thấu qua bề mặt bê tông xốp xuống sàn.

– Bê tông bọt nhẹ có khả năng chống rung tốt

Bê tông bọt nhẹ có trọng lượng nhẹ hơn gạch nung đỏ truyền thống và bê tông thông thường. Do đó có khả năng kháng lại sức rung từ đất cũng như các xe lớn chạy trên đường truyền lực vào trong nhà. Với đặc tính bền, ổn định, dễ tạo hình, chịu được rung, không dẫn điện, cách âm, chống thấm… Bê tông bọt xốp có thể áp dụng để xây dựng nhà ở tại các vị trí có nền đất yếu.

– Bê tông bọt nhẹ có cường độ chịu nén cao

Bê tông bọt nhẹ có tỷ trọng từ 230 – 960kg/m3. Có cường độ nén tương ứng từ 2,5 – 4,5 N/mm2. Trong khi tiêu chuẩn xây dựng là 2,5 N/mm2 trở lên. Do vậy bê tông bọt nhẹ luôn đảm bảo khả năng chịu lực để sử dụng trong xây dựng nhà ở.

– Bê tông bọt nhẹ có độ bền cao

Bê tông bọt nhẹ có ưu điểm không bị lún, không bị co ngót trong mọi điều kiện thời tiết  thay đổi liên tục. Do đó loại bê tông này có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.

– Thân thiện môi trường

Bê tông bọt nhẹ được sản xuất từ các loại chất thải trong công nghiệp và nông nghiệp. Điều này giúp giảm bớt một phần gánh nặng cho môi trường. Sản phẩm bê tông này hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu xây dựng cũ như gạch đất nung, bê tông thường, tre, gỗ. Nhưng vẫn không làm giảm diện tích đất trồng trọt như công nghệ sản xuất gạch đất nung